TỔNG HỢP TẠNG KINH NIKAYA
Kinh tạng NIKAYA – Bản dịch Tiếng Anh
Các bản dịch tiếng Anh của 4 bộ Nikaya do hội PTS (Pali Text Society) xuất bản đã được số hóa và trình bày lại, rất công phu, tỉ mỉ, rõ ràng trong 4 dạng ebook: azw3, epub, mobi và pdf.
Thông tin để tải về tại trang web:
[https://americanmonk.org/free-pts-sutta-ebooks/]
(https://americanmonk.org/free-pts-sutta-ebooks/?fbclid=IwAR3PBu67F5DsAlI7d_SMWetMB1e_bw7q6iro5Ye9ZvuqHjcLcN6sv76LXtA)
https://dhammacitta.org/download/ebook.html
https://giacnguyen.com/
PHIM CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT
PHẦN MỀM PHÂN LOẠI KINH NIKAYA
https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.linhquyphapan.kinhnikaya&hl=vi
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.theravada.vn
http://daitangkinh.org/index.php/nikaya-pdf-mp3/45-nikaya/nikaya
Tải ứng dụng trên IOS APPLE IPHONE
https://apps.apple.com/us/app/kinh-nikaya-ph%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i/id1439733311
LINK XEM TRỰC TIẾP KHÔNG CÀI ĐẶT
https://drive.google.com/drive/mobile/folders/1TpF9OouDofQT-KC15_0j8e-g09LAplOw/1HtLbotYWaAFFctjasv83bsowHqYYVf9S/1wzg4DCSAOkRAJDjgrn2ZRF89453p6eWS?usp=drive_open&sort=13&direction
https://giacnguyen.com/
Link audio tải về chép vào thẻ nhớ để nghe trên máy nghe pháp có danh mục
https://drive.google.com/drive/mobile/folders/1LhNS16m0dq5LFLxrGbUSru004DzEW_6p?usp=drive_open
Link tải hơn 1000 kinh sách
https://drive.google.com/drive/u/0/mobile/folders/1Xqdmxm3hRcKz-M1fcdVt3TEv8SvB7K7a?usp=sharing
Link tải trực tiếp không cần cài đặt
https://goo.gl/xvSUwa
Cài đặc trên PC https://maithehungit.wordpress.com/2019/09/24/cap-nhat-nikaya-reding-phien-ban-5-0/
Tra cứu trực tuyến từ điển tiếng Pali 🌿
=> https://theravada.vn/pali/
http://tieuvu.net/home.htm
Kinh nhật tụng pa-Auk
https://play.google.com/store/apps/details?id=org.paritta.paauk
🍁🍁🍁
TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI – VIỆT:
Xem hình 26 tập Kinh & Luật song ngữ đã ấn tống tại đây:
http://www.tamtangpaliviet.net/TTPV/TTPV_HinhTT_Vietnam.htm
Hạ tải văn bản Pdf của các tập Kinh & Luật song ngữ tại đây:
http://www.tamtangpaliviet.net/TTPV/TTPV_BanDich.htm
🍁🍁🍁
TỔNG HỢP TAM TẠNG KINH ĐIỂN
https://m.apkpure.com/vn/kinh-phat-tam-tang-offline/net.timdao.kinhphat
https://play.google.com/store/apps/details?id=tieuvu.phapphap.webtamtang
https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/VHoc_Web.htm
http://vietheravada.net/kinhdien/MNdoichieu/MN-00.htm
https://www.tipitaka.org/cst4
http://www.daitangkinhvietnam.org/taxonomy/term/294
https://www.budsas.org/uni/index.htm
http://phatgiaonguyenthuy.com/abhidhamma-tang.html
http://www.thuviennguyenthuy.com/
http://www.vietheravada.net/
https://thienvipassana.net/
🌺🌺🌺🌺🌺
GIỚI THIỆU TRANG WEB KHÔNG THỂ THIẾU CHO NHỮNG NGƯỜI HOC TAM TẠNG PĀLI:
https://wikidhamma.com
[https://suttacentral.net/](https://suttacentral.net/)
https://suttacentral.net/search?query=Ch%C3%A1nh%20ki%E1%BA%BFn
Vào trang này để thấy tinh thần nghiên cứu của giới học Phật tiếng Anh:
https://discourse.suttacentral.net/c/discussion
🌺🌺🌺🌺🌺
THỈNH KINH SÁCH THEO BÊN DƯỚI
Quý vị có nhu cầu thỉnh vui lòng inbox theo link facebook Kim Quy bên dưới hoặc liên hệ
LH :0971.109.458
Ship cod toàn quốc….
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1357140221125166&id=100004876033408
HOẶC thỉnh thí chủ này
Quý vị có nhu cầu thỉnh về nghiên cứu vui lòng inbox theo link facebook bên dưới hoặc liên hệ 0986.58.47.49
TẠNG KINH
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=573399289922065&id=100017559974149
TẠNG LUẬT
https://thuvienhoasen.org/a27219/tron-bo-ban-dich-ve-tang-luat-p-li-9-tap-ty-khuu-indacanda
http://www.thuviennguyenthuy.com/category/phap-hoc/tang-luat-kinh-dien/
https://dieuphapam.net/dpa/categories/luat.8/
[http://vietheravada.net/audio/tamtangpaliviet-audio.htm]
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU Tập 1
(96 video)
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU Tập 2
(74 video)
BỘ PHÂN TÍCH GIỚI BỔN
Tiểu phẩm tập 2 (47 video)
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI
(47 video)
Tạng luật tập yếu 1
(144 video)
Tạng luật tập yếu 2
(33 video)
Tạng luật Đại phẩm tập 1
(43video)
Tạng luật Đại phẩm tập 2
(Video)
NGỦ GIỚI LÀ THƯỜNG GIỚI
(Nền tảng phật giáo)
PHÁP HÀNH GIỚI
(Nền tảng phật giáo)
GIỚI BỔN PATIMOKKHA
Sư ĐỊNH PHÚC (nam truyền)
GIỚI BỔN
LUẬT TỲ KHEO
SƯ MINH THÔNG (bắc truyền)
LUẬT TỲ KHEO NI
SƯ MINH THÔNG
LUẬT TỲ KHEO NI
SƯ CÔ DIỆU SƠN
VẤN ĐÁP GIỚI LUẬT
SƯ MINH THÔNG
LUẬT ĐẠI CƯƠNG
SƯ MINH THÔNG
SƯ THÍCH THIỆN CHƠN
LUẬT TỲ KHEO
SƯ THÁI HÒA
TẠNG LUẬN
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=572059073389420&id=100017559974149
VI DIỆU PHÁP (Abhidhamma, A-tỳ-đàm, Vô tỷ pháp, Thắng pháp).
Xin giới thiệu bản Việt dịch của ngài Hòa thượng Tịnh Sự. Có thể tải về bản vi tính PDF (ấn bản mới) tại:
Bộ Pháp Tụ: https://budsas.net/sach/vn20_1.pdf
Bộ Phân Tích: https://budsas.net/sach/vn20_2.pdf
Bộ Nguyên Chất Ngữ: https://budsas.net/sach/vn20_3.pdf
Bộ Nhân Chế Định: https://budsas.net/sach/vn20_4.pdf
Bộ Ngữ Tông: https://budsas.net/sach/vn20_5.pdf
Bộ Song Đối: https://budsas.net/sach/vn20_6.pdf
Bộ Vị Trí, quyển 1&2: https://budsas.net/sach/vn20_7a.pdf
Bộ Vị Trí, quyển 3&4: https://budsas.net/sach/vn20_7b.pdf
Bộ Vị Trí, quyển 5&6: https://budsas.net/sach/vn20_7c.pdf
Vô tỷ pháp Tập yếu (Thắng pháp Tập yếu):
https://budsas.net/sach/vn20_8.pdf
🌺🌺🌺🌺🌺
Link nghe từ YOUTUBE
TRUNG BỘ KINH
http://www.daitangkinhvietnam.org/node/416
TƯƠNG ƯNG BỘ KINH
TẬP 1
https://www.youtube.com/playlist?list=PLdasPL-RmpHmhFg83x4pyQHMpX7pryAl7
TẬP 2
https://www.youtube.com/playlist?list=PLdasPL-RmpHmRignJPEARCFLu6VlQ6SDM
TẬP 3
https://www.youtube.com/playlist?list=PLdasPL-RmpHnRWoEtclC2R-IjRA07jeik
TẬP 4
TẬP 5
http://www.daitangkinhvietnam.org/node/535
TĂNG CHI BỘ KINH
TẬP 1
TẬP 2
TẬP 3
TẬP 4
TOÀN TẬP
http://www.daitangkinhvietnam.org/taxonomy/term/108
TRƯỜNG BỘ KINH
http://www.daitangkinhvietnam.org/taxonomy/term/104
TIỂU BỘ KINH
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tieubo-00.htm
Link tải MP3
https://m.apkpure.com/vn/nikaya-audio-nghe-kinh-phat/net.timdao.nikayaaudio
🌺🌺🌺🌺🌺
NỀN TẢNG PHẬT PHÁP
KHO TÀNG PHÁP HỌC
THỐNG KÊ TẤT CẢ CÁC PHÁP TRONG KINH
https://www.budsas.org/uni/u-khotangph/ktph00.htm
🌺🌺🌺🌺🌺
NỀN TẢNG PHẬP PHÁP
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=785
https://www.budsas.org/uni/u-nentangpg/q1c0.htm
Gồm 10 Quyển mới tái bản:
Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya)
Quyển II: Quy-Y Tam-Bảo (Tiaraṇa)
Quyển III: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra)
Quyển IV: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp
Quyển V: Phước-Thiện (Puñña-kusala)
Quyển VI: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 1
Quyển VII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 2
Quyển VIII: pháp-hạnh ba-la-mật 3,
Quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định
Quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ
Nền Tảng Phật Giáo.Q1.Tam Bảo:
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TamBao/index.htm
Nền Tảng Phật Giáo.Q2.Quy Y Tam Bảo:
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/QuyYTamBao/index.htm
Nền Tảng Phật Giáo.Q3.Pháp Hành Giới:
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/HanhGioi/index.htm
Nền Tảng Phật Giáo.Q4.Nghiệp và Quả Của Nghiệp
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/NghiepVaQuaCuaNghiep/index.htm
Nền Tảng Phật Giáo.Q5.Phước thiện
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=304
Nền Tảng Phật Giáo.Q6.Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 1
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=301
Nền Tảng Phật Giáo.Q6.Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 2
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=302
Nền Tảng Phật Giáo.Q6.Pháp-Hạnh Ba-La-Mật 3
http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?l_id=303
🌺🌺🌺🌺🌺
MI TIÊN VẤN ĐÁP
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
https://www.vnbet.vn/phap-bao/mi-tien-van-dap/4/465
Mi Tiên Vấn Đáp Hòa Thượng Giới Nghiêm: http://www.youtube.com/watch?v=jaI9OJ1hPTI&list=PLoflGLrQF623fezSVx44nDUXOm0eWkVhF
🌺🌺🌺🌺🌺
CON ĐƯỜNG CỔ XƯA
https://www.budsas.org/uni/u-cdcoxua/cdcoxua00.htm
Con đường cổ xưa Piyadassi Thera: http://www.youtube.com/watch?v=p0p-J2kx9II&list=PLoflGLrQF6222zhAhCmXK_-G5DHLirDQ6
🌺🌺🌺🌺🌺
THANH TỊNH ĐẠO
https://www.budsas.org/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-00.htm
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.tummosoft.thanhtinhdao
🌺🌺🌺🌺🌺
LINK TỤNG ĐỌC TAM TẠNG KINH TẠI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG
http://tipitakachantingcouncil.org/tipitaka-chanting-programs/bodhagaya/e-books/
SUTTANTAPITAKA Tang Kinh
Khuddakanikāya Tiểu Bộ
Niddesa Diễn Giải
PV 35 Mahāniddesapāḷi Đại Diễn Giải
https://tamtangpaliviet.net/VHoc/VHoc_35.htm
PV 36 Cullaniddesapāḷ Tiểu Diễn Giảii
https://tamtangpaliviet.net/VHoc/VHoc_36.htm
Paṭisambhidāmagga Phân Tích Đạo
PV 37 Paṭisambhidāmagga I Phân Tích Đạo I
https://tamtangpaliviet.net/VHoc/37/Pts_00.htm
PV 38 Paṭisambhidāmagga II Phân Tích Đạo II
https://tamtangpaliviet.net/VHoc/38/Pts_09.htm
KÍNH ƠN THẦY Thích Minh Châu
1. Lời Nói Đầu.
” Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thuỷ hay gần nguyên thuỷ nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam.
.
Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thuỷ, đoạn nào không phải nguyên thuỷ. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào thực sự là nguyên thuỷ.
Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt ( Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết ( Passato Jànato), không phải Đạo của người không thấy, không biết ( Apassato Ajànato ). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
.
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của Đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của Đức Bổn Sư chúng ta. “.
Tỳ – Kheo Thích Minh Châu
Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1973.
. LỜI TỰA GIỚI THIỆU KINH PHÁP CÚ
CỦA HÒA THƯỢNG MINH CHÂU
Tôi dịch tập Dhammapada ra tiếng Việt để CÚNG DƯỜNG Phật đản 2513 (1969).
Quyển kinh Dhammapada thuộc tập Khud daka Nikaya (Tiểu bộ kinh) được xem như quyển THÁNH KINH trong Phật giáo và trở thành một trong những tập sách được dịch ra NHIỀU THỨ TIẾNG NHẤT trong kinh sách Phật giáo.
Không những 423 BÀI KỆ trong kinh này TÓM THÂU TINH HOA giáo lý Đức Phật, nhưng nhiều BÀI KỆ đã trở thành những LỜI DẠY chính Đức Phật THÂN THUYẾT.
Và đọc những BÀI KỆ này, chúng ta cảm thấy như THÂN NGHE chính lời Phật dạy từ hơn 2000 năm vang lại (1969).
Giá trị BẤT HỦ của tập Dhammapada là Ở CHỖ NÀY, và ta cảm thấy không còn SỢ TRUNG GIAN của các vị Tổ sư kết tập kinh điển.
Chúng tôi cho dịch theo THỂ KỆ năm chữ một, để thật TRUNG THÀNH với NGUYÊN VĂN, và quí vị sẽ thấy rõ sự CỐ GẮNG của chúng tôi, đã dịch HẾT SỨC sát với NGUYÊN VĂN, và nhiều BÀI KỆ có thể xem KHÔNG THÊM, KHÔNG BỚT, một chữ Pali chúng tôi cũng CỐ GẮNG TÔN TRỌNG đến mức TỐI ĐA.
Vì đây là THỂ KỆ chứ không phải là THỂ THƠ nên không có THI HOÁ trong bản dịch của tôi.
Dịch tập Dhammapada này ra THỂ KỆ, chúng tôi chỉ có một TÂM NGUYỆN mong sao những LỜI DẠY này của Đức Phật sẽ SOI SÁNG DẪN ĐƯỜNG cho mọi HÀNH ĐỘNG, TÂM TƯ, NGÔN NGỮ của chúng ta.
Và ở trong một THỜI ĐẠI đầy máu lửa đau thương nước mắt, đầy những phân hóa, hỗn tạp, hận thù, láo khoét, những LỜI DẠY này của Đức Phật XOA DỊU một phần nào cho TÂM TƯ đã quá CĂNG THẲNG hay BUỒN NẢN của con người Việt Nam, làm con người Phật tử TRỞ LẠI CON NGƯỜI Phật tử.
———————————————————
Vạn Hạnh ngày Phật Đản 2513 (1969)
Tỳ Kheo Thích Minh Châu – Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh.
1969-2019: Tròn đúng 50 năm
_/|\_ _/|\_ _/|\_
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu.
Chúng con xin đảnh lễ tri ân công đức và lòng từ mẫn của Ngài.
Kính chia sẻ.
🌺🌺🌺🌺🌺
Link tải phần mềm kinh pháp cú
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.viiam.dhammapada
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.donsa.idhammapada
Link nghe kinh pháp cú
Link tải phần mềm tích truyện pháp cú
https://m.apkpure.com/vn/tích-truyện-pháp-cú/com.tummosoft.phapcu
Link nghe tích truyện pháp cú
🌺🌺🌺🌺🌺
KINH CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2083825131730448&id=100003089448470
PHƯƠNG PHÁP TU HỌC
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2173892049390422&id=100003089448470
🌺🌺🌺🌺🌺
Nguồn gốc Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo
Sau khi Ðức Thế Tôn nhập diệt, tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahàkassapa) lãnh đạo 500 vị A la hán mở đại hội kết tập Pháp tạng lần thứ nhất.
Kế đến, khoảng 100 năm sau, 700 vị A la hán lại kết tập Pháp tạng lần thứ hai, dưới sự chủ trì của trưởng lão Nhất Thiết Khứ và Ly Bà Ða.
Thế rồi, cách chừng 118 năm sau đó, 1.000 vị A la hán lại kết tập Pháp tạng lần thứ ba, dưới sự chủ trì của tôn giả Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu (Moggaliputta-tissa).
Lần kết tập này mới bắt đầu biên tập Luận điển.
Sau đó, vương tử Ma Sẩn Ðà (Mahinda) đem tam tạng này truyền sang Sri Lanka (Tích Lan) và được gọi là Tam tạng Thánh giáo Pàli (Pàli Tipitaka).
Các điển tịch Ðại tạng kinh hiện còn nói về niên đại thành lập không nhất trí. Do đó, niên đại thành lập chậm nhất được suy đoán là vào khoảng thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch.
Nhưng theo Ðảo sử Tích Lan thì lần đầu tiên Tam tạng được ghi chép trên lá bối tại Sri Lanka (Tích Lan) là vào khoảng năm 83 trước Tây lịch, dưới triều vua Sinhala Vattagamani Abhaya.
Tam tạng này chứa đựng tinh hoa giáo lý của Ðức Phật, gồm có tạng Luật (Vinaya pitaka), tạng Kinh (Sutta pitaka) và tạng Luận (Abhidhamma pitaka), tất cả 41 tập.
🌺🌺🌺🌺🌺
Tam Tạng Kinh Điển Là Gì?
Những lời của Đức Phật nói ra,
ban đầu được gọi là Giáo Pháp (Dhamma),
bao gồm ba phương diện, đó là:
Giáo Lý (Pariyatti),
Thực Hành (Patipatti) và
Chứng Ngộ (Pativedha).
Phần Giáo Lý còn được gọi là “Pháp Học”.
Phần pháp Thực Hành còn gọi là “Pháp Hành”,
Phần pháp Chứng Ngộ còn được gọi là “Pháp Giác Ngộ” hay “Pháp Thành”.
Toàn bộ Giáo Pháp được lưu giữ lại trong Kinh Điển được gọi là Tam Tạng Kinh (Tipitaka).
Tam Tạng Kinh chứa đựng Những Lời Dạy của Đức Phật do chính Đức Phật nói ra hơn 45 năm, từ sau khi Người Giác Ngộ thành đạo cho đến khi Bát-Niết-bàn.
Tipitaka trong tiếng Pali có nghĩa là
“Ba Cái Rỗ” (Ti = ba, Pitaka = cái rỗ).
Nó không chỉ
mang ý nghĩa là vật chứa đựng mà
mang ý nghĩa ‘truyền thừa’ hay chuyền tay cho nhau, giống những người thợ chuyền những rỗ đất hay cát từ người này đến người kia theo một hàng dài cho đến cuối cùng để sử dụng, cũng giống như Những Cái Rỗ chứa Giáo pháp được chuyền tay, truyền thụ qua nhiều thế kỷ từ người Thầy cho đến những học trò.
(Ở Việt Nam, chúng ta dùng theo cách gọi của người Trung Hoa, gọi là Tam Tạng Kinh, tức là ba cái ‘kho’ chứa kinh điển).
Ba Tạng Kinh đó là:
Luật Tạng (Vinaya Pitaka),
bao gồm những luật lệ và quy định của Tăng Đoàn Tu Sĩ (Tăng và Ni);
Kinh Tạng (Sutta Pitaka),
chứa đựng những bài thuyết giảng giáo pháp của Đức Phật truyền dạy cho những cá nhân một người hay cho những nhóm người thuộc đủ mọi tầng lớp trong suốt thời gian tại thế sau khi đắc đạo của Người; và
Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka),
giảng dạy bốn vấn đề tột cùng, rốt ráo:
Tâm (Citta), Những Yếu Tố thuộc Tâm hay
Danh (Cetasikas),
Sắc (Rupa, tức Vật Chất) và
Niết-bàn (Nibbana).
🌺🌺🌺🌺🌺
LƯỢC ĐỒ TAM TẠNG TIPIṬAKAPĀḶI
Tam Tạng Kinh Điển gồm những lời giáo huấn, những điều răn dạy của Đức Phật Gotama trong suốt 45 năm kể từ khi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, trong đó gồm có lời của các hàng đệ tử, chư thiên, phạm thiên,… được Ngài nhắc lại hoặc xác nhận cũng xem như là kim ngôn của Đức Phật.
Kể từ khi Đức Phật nhập Niết-bàn, đã có 6 lần Tam Tạng Kinh điển được các bậc cao Tăng trùng tuyên lại nhằm duy trì chính xác và đầy đủ Kim ngôn của Đức Phật, trong đó 3 lần kết tập Tam Tạng đầu đều bằng khẩu truyền (Mukhapātha, chưa ghi chép bằng chữ viết).
Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ tư được tổ chức tại động Ālokalena vùng Matula-janapada xứ Sri Lankā, khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết-bàn gồm 1.000 bậc Thánh Arahán đắc Tứ Tuệ Phân Tích, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahādhammarakkhita làm chủ trì thực hiện suốt một năm trời đã trùng tuyên lại toàn bộ 84.000 Pháp uẩn trong Tam Tạng Kinh điển. Bước ngoặt lịch sử trong Phật giáo là toàn bộ Pháp và Luật của Đức Thế Tôn đã được ghi chép trọn vẹn bằng chữ viết trên lá buông. Sau đó, chư bậc Thánh Arahán kết tập Tam Tạng bằng cách khẩu truyền một lần nữa, hoàn toàn y theo bản chính của ba kỳ kết tập Tam Tạng lần trước. Hiện nay, toàn bộ di sản Kinh điển trên lá buông được quốc đảo Sri Lankā thờ tự như quốc bảo vô giá của quốc gia.
Tam Tạng Kinh điển Pāḷi gồm 58 cuốn, cụ thể Tạng Luật gồm có 9 cuối, tạng Kinh 36 cuốn và Tạng Vi Diệu Pháp 13 cuốn theo thứ tự sau:
I. Tạng Luật Vinaya gồm 9 cuốn:
01. Pārājikapāḷi Phân Tích Giới Tỳ Khưu I
02. Pācittiyapāḷi bhikkhu Phân Tích Giới Tỳ Khưu II
03. Pācittiyapāḷi bhikkhunī Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
04. Mahāvaggapāḷi I Đại Phẩm I
05. Mahāvaggapāḷi II Đại Phẩm II
06. Cullavaggapāḷi I Tiểu Phẩm I
07. Cullavaggapāḷi II Tiểu Phẩm II
08. Parivārapāḷi I Tập Yếu I
09. Parivārapāḷi II Tập Yếu II
II. Tạng Kinh Sutanta gồm 36 cuốn:
10. Dīghanikāya I Trường Bộ I
11. Dīghanikāya II Trường Bộ II
12. Dīghanikāya III Trường Bộ III
13. Majjhimanikāya I Trung Bộ I
14. Majjhimanikāya II Trung Bộ II
15. Majjhimanikāya III Trung Bộ III
16. Saṃyuttanikāya I Tương Ưng Bộ I
17. Saṃyuttanikāya II Tương Ưng Bộ II
18. Saṃyuttanikāya III Tương Ưng Bộ III
19. Saṃyuttanikāya IV Tương Ưng Bộ IV
20. Saṃyuttanikāya V (1) Tương Ưng Bộ V (1)
21. Saṃyuttanikāya V (2) Tương Ưng Bộ V (II)
22. Aṅguttaranikāya I Tăng Chi Bộ I
23. Aṅguttaranikāya II Tăng Chi Bộ II
24. Anguttaranikāya III Tăng Chi Bộ III
25. Aṅguttaranikāya IV Tăng Chi Bộ IV
26. Aṅguttaranikāya V Tăng Chi Bộ V
27. Aṅguttaranikāya VI Tăng Chi Bộ VI
Tiểu Bộ Kinh Khuddakanikāyapāḷi gồm:
28. Khuddakapāṭha Tiểu Tụng
28. Dhammapadapāḷi Pháp Cú
28. Udānapāḷi Phật Tự Thuyết
28. Itivuttakapāḷi Phật Thuyết Như Vậy
29. Suttanipātapāḷi Kinh Tập
30. Vimānavatthupāḷi Chuyện Thiên Cung
30. Petavatthupāḷi Chuyện Ngạ Quỷ
31. Theragathāpāḷi Trưởng Lão Kệ
31. Therīgāthāpāḷi Trưởng Lão Ni Kệ
32. Jātakapāḷi I Bổn Sanh I
33. Jātakapāḷi II Bổn Sanh II
34. Jātakapāḷi III Bổn Sanh III
35. Mahāniddesapāḷi Đại Diễn Giải
36. Cullaniddesapāḷi Tiểu Diễn Giải
37. Paṭisambhidāmagga I Phân Tích Đạo I
38. Paṭisambhidāmagga II Phân Tích Đạo II
39. Apadānapāḷi I Thánh Nhân Ký Sự I
40. Apadānapāḷi II Thánh Nhân Ký Sự II
41. Apadānapāḷi III Thánh Nhân Ký Sự III
42. Buddhavaṃsapāḷi Phật Sử
42. Cariyāpiṭakapāḷi Hạnh Tạng
43. Nettipakaraṇa Cẩm Nang Học Phật
44. Petakopadesa Hướng Dẫn Tam Tạng
45. Milindapañhapāḷi Mi Tiên Vấn Đạo
III. Tạng Vi Diệu Pháp Abhidhamma gồm 13 cuốn:
46. Dhammasaṅganipakaraṇa Bộ Pháp Tụ
47. Vibhaṅgapakaraṇa I Bộ Phân Tích I
48. Vibhaṅgapakaraṇa II Bộ Phân Tích II
49. Kathāvatthu I Bộ Ngữ Tông I
50. Kathāvatthu II Bộ Ngữ Tông II
51. Kathāvatthu III Bộ Ngữ Tông III
51. Dhātukathā Bộ Chất Ngữ
52. Puggalapaññattipāḷi Bộ Nhân Chế Định
53. Yamakapakaraṇa I Bộ Song Đối I
54. Yamakapakaraṇa II Bộ Song Đối II
55. Yamakapakaraṇa III Bộ Song Đối IIII
56. Paṭṭhānapakaraṇa I Bộ Vị Trí I
57. Paṭṭhānapakaraṇa II Bộ Vị Trí II
58. Paṭṭhānapakaraṇa III Bộ Vị Trí IIII
Năm 2002, Bhante Indacanda (Chánh Thân) là một vị sư Việt Nam đến Sri Lankā tu học. Đầu năm 2003 Bhante Indacanda bắt đầu thực hiện Công trình Tam Tạng Song ngữ Pāḷi Việt với dự định sẽ chuyển ngữ toàn bộ Tam Tạng Tipiṭaka sang hình thức song ngữ Pāḷi Việt với tổng số 58 cuốn (đã hoàn thành được 25 cuốn). Hiện nay Bhante Indacanda đang trú tại tự viện Sri Jayawardhanaramaya khu vực Kotte để thực hiện tâm nguyện là chuyển ngữ toàn bộ Tam Tạng Kinh Điển từ ngôn ngữ Pāḷi sang tiếng Việt nhằm giúp Phật Giáo Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận và nghiên cứu về Tam Tạng Tipiṭaka nguyên gốc. Năm 2006, những cuốn Tạng Luật Vinaya song ngữ Pāḷi Việt đầu tiên đã được in tại Sri Lankā và đã được chuyển về Việt Nam cũng như các nước có chư Tăng Việt Nam đang sống và tu tập như Mỹ, Úc, Pháp, Đức… Tính đến nay, Công trình Tam Tạng Song ngữ Pāḷi Việt đã in được 600 bộ gồm đầy đủ Tạng Luật (9 cuốn) và Tiểu Bộ Kinh (19 cuốn)
Năm 2013, duyên lành cho Phật tử Việt Nam đơm hoa kết trái khi Bhante Indacanda về thăm Việt Nam, cư sĩ Tuệ Ân – một thành viên của Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam (chi nhánh miền Bắc) thuộc Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã đến đảnh lễ và thỉnh cầu Bhante Indacanda cho phép được chuyển thành thuần Việt ngữ toàn bộ những phần Kinh và Luật đã được Bhante dịch để thuận tiện cho chư Tôn đức Việt Nam trong việc nghiên cứu Pháp học. Bhante Indacanda đã hoan hỉ tiếp nhận thành ý đó và trực tiếp tư vấn, hướng dẫn để nhóm Phật tử do Tuệ Ân phụ trách lên phương án thực hiện việc chuyển ngữ thuần Việt toàn bộ Tạng Luật và phần Tiểu Bộ Kinh, tiến tới việc hoàn thành toàn bộ Tam Tạng Việt Ngữ vào năm 2020. Xét thấy tâm vóc vĩ đại của Công trình với tâm nguyện to lớn của những người tham gia, nhằm xiển dương Chánh Pháp của Đức Phật đã hoằng truyền, Bhante Indacanda đã đồng ý với đề xuất của Tuệ Ân đặt tên chương trình là “Công trình ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ” với mục đích kêu gọi hàng Phật tử tại gia phát khởi đại thiện tâm, ấn tống Pháp Bảo dâng tới chư Tôn đức tất cả các hệ phái đang xuất gia tu tập trong sự quản lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Pháp học Phật giáo là nguồn cội, là căn bản của Phật giáo. Khi pháp học còn tồn tại, thì pháp hành mới mong phát triển. Khi pháp hành phát triển tốt, thì pháp thành mới có thể phát sinh. Nếu pháp học bị tiêu hoại, thì pháp hành và pháp thành chắc chắn sẽ không còn nữa. Như vậy, các hàng Phật tử tại gia và bậc xuất gia cần phải có bổn phận theo học pháp học Phật giáo bằng tiếng Pāḷi, lời giáo huấn chính thức của Đức Phật tùy theo khả năng của mình, để giữ gìn duy trì Phật giáo được trường tồn trên thế gian tròn đủ 5.000 năm. Để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho tất cả chúng sinh nhất là chư thiên và nhân loại.
Tam Tạng Pāli nguyên tác hiện nay có 6 văn bản: 5 văn bản Pāli của các nước Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Sri Lankā, Thái Lan được ghi theo mẫu tự của chính quốc, và thứ sáu là văn bản Pāli Roman của nhà xuất bản Pali Text Society (Anh Quốc) có dạng chữ a, b, c quen thuộc với người Việt chúng ta.
Các xứ quốc giáo như Campuchia, và Sri Lankā đang sử dụng Tam Tạng song ngữ gồm có nguyên tác Pāli và lời dịch bằng ngôn ngữ bản xứ. Hai nước Myanmar và Thái Lan có bản dịch căn cứ vào Chánh Tạng Pāli được in thành hai bộ riêng biệt nhưng phương thức trình bày rất thuận tiện cho việc tham khảo học hỏi. Hiển nhiên, các việc làm này có tác động không nhỏ đến sự nghiệp hoằng Pháp, học, và hành theo lời Phật dạy ở các quốc gia ấy.
Việc chuyển ngữ từ Chánh Tạng Pāli sang Việt ngữ được Bhante Indacanda thực hiện từ năm 2003 đến nay. Tuy nhiên, do ngôn ngữ được sử dụng trong Tam Tạng Pāli là một cổ ngữ có văn phạm rất phức tạp, trong lĩnh vực phiên dịch thì khó tìm được một văn bản dịch có giá trị tương đương với nguyên tác. Phần dịch Việt ngữ của Bhante Indacanda cũng vậy. Vì Bhante dịch Việt với tinh thần “dịch sát văn bản gốc” theo từng từ, từng câu nên chưa phù hợp với một số nhóm đối tượng ít tiếp xúc nhiều với Pháp học Phật giáo. Nhưng đây là tài liệu tra cứu vô cùng thuận tiện và quý giá cho công việc nghiên cứu và hiệu đính của các học giả học Phật, các học viện Phật giáo, các nhà xuất bản… Đây sẽ là tiền đề thiết thực giúp cho việc hoàn thành bộ Tam Tạng Việt Ngữ tiến đến hoàn thành trọn đủ bộ Tam Tạng song ngữ Pāḷi Việt sau này.
Có thể nói Bhante Indacanda là 1 trong số hiếm dịch giả trên thế giới đã và đang chuyển ngữ Tam Tạng Tipiṭaka từ Pāḷi sang ngôn ngữ bản địa, và là 1 trong số hiếm chư Tăng có hạnh nguyện hoằng Pháp to lớn như vậy. Nếu việc biên dịch chuyển ngữ Tam Tạng Tipiṭaka sang Việt ngữ thành công thì nền tảng Pháp học của Phật giáo Việt Nam sẽ được trang bị và củng cố vững chắc, mở ra những cơ hội nghiên cứu sâu rộng cho cả hàng xuất gia và Phật tử Việt Nam. Chắc chắn nhờ duyên may đó mà sẽ có rất nhiều lớp người xuất gia và tại gia thêm hăng say nghiên cứu về Pháp học.
Tuy nhiên, công việc biên dịch Tam Tạng hiện nay đang gặp trở ngại lớn vì Bhante Indacanda ngày càng lớn tuổi mà không tìm được nhân vật nào đồng sở học và sở nguyện để tiếp tục công việc hoằng Pháp vĩ đại này.
Hiện nay, nhóm thực hiện Công trình Tam Tạng song ngữ Pāḷi Việt và Công trình Tam Tạng Việt ngữ đang tiến hành hiệu đính lời dịch tiếng Việt và dịch lại các bài kệ theo lối văn xuôi cho được chính xác và đầy đủ ý nghĩa hơn để đối chiếu với văn bản Pāli cho các tập Tiểu Bộ thuộc Tạng Kinh gồm có:
– Theragāthāpāli và Therīgāthāpāli -Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ (1 tập)
– Vimānavatthupāli và Petavatthupāli – Chuyện Thiên Cung, Chuyện Ngạ Quỷ (1 tập)
– Jātakapāli – Chuyện Tiền Thân (3 tập).
Lý do đặc biệt lưu ý là các bản dịch tiếng Việt đang được lưu hành hiện nay là các tài liệu được phiên dịch từ Chú Giải (Atthakathā). Việc xác định rõ tính chất và xuất xứ của tài liệu: là Tipitakapāli – Chánh Tạng, Atthakathā – Chú Giải, Tīkā – Sớ Giải, hoặc các tài liệu được xuất bản thời gian sau này cũng rất cần thiết cho việc học hỏi và trau giồi kiến thức về Phật học.
Kế hoạch đến năm 2020 của Công trình Tam Tạng Việt ngữ là hiệu đính tiếng Việt và dàn trang cho 31 tập còn lại dựa trên các bản dịch tiếng Việt đã được phát hành gồm có:
– 4 Bộ của Suttantapitaka – Tạng Kinh là:
+ Dīghanikāya – Trường Bộ (3 tập),
+ Majjhimanikāya – Trung Bộ (3 tập),
+ Samyuttanikāya – Tương Ưng Bộ (6 tập),
+ Anguttaranikāya – Tăng Chi Bộ (6 tập); tất cả là 18 tập.
– Abhidhammapitaka – Tạng Vi Diệu Pháp (13 tập).
Đây có thể được coi như 1 cột mốc trong sự nghiệp phát triển Phật giáo tại Việt Nam.. Xét những nỗ lực và công lao của Bhante Indacanda và lợi ích to lớn mà Công trình Tam Tạng Song ngữ Pāḷi Việt đã đạt được. Ngày 20/06/2013, Ngài Aggamahā Pandita Bellana Sri GnānawimalaMahānayaka đã thay mặt Giáo Hội Phật Giáo Sri Lankā trao tặng Bhante Indacanda danh hiệu cao quý “Pariyatti Visārada” (Bậc vững chắc về Pháp học). Đây là điều hết sức vinh dự cho chư Tăng ngoại quốc đang tu học tại Sri Lankā nói chung và chư Tăng Việt Nam nói riêng.
Đại thiện sự ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ là công trình đem lại sự hoan hỷ và lợi ích không chỉ cho các bậc xuất gia mà còn giúp cho Phật tử tại gia biết hướng tâm kính ngưỡng Tam Bảo, biết tu tập và làm phước lợi lạc nhất không chỉ cho mình mà còn lợi ích cho cả cộng đồng Phật tử, bổ sung sức mạnh cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kể từ năm 2014 đến nay. Công trình ấn tống Tam Tạng Việt Ngữ đã ấn tống được hơn 7000 Tạng Luật và một phần thuộc Tiểu Bộ Kinh dâng tới chư Tôn đức các hệ phái trong khắp quốc độ Việt Nam.
🌺🌺🌺🌺🌺
Giới Thiệu Kinh Tập
(Sutta Nipata)Hoà thượng Thích Minh Châu
Tập Sutta Nipatà là kinh thứ 5, trong 15 kinh thuộc Bộ Khuddaka Nipàta tức là Tiểu Bộ Kinh.
Bộ Tiểu Bộ Kinh gồm có 15 kinh:
Khuddakapàtha (Tiểu Tụng Kinh),
Dhammapada (Pháp Cú),
Udàna (Tự Thuyết Kinh),
Itivuttaka (Như Thị Ngữ Kinh),
Vimànavatthu (Thiên Cung Sự Kinh),
Petavatthu (Ngạ Quỷ Sự Kinh),
Theragàthà (Trưởng Lão Tăng Kệ),
Therigàthà (Trưởng Lão Ni Kệ),
Jàtaka (Bổn Sanh),
Mahàniddesa (Ðại Nghĩa Tích),
Cùlaniddesa (Tiểu Nghĩa Tích),
Patisambhidàmagga (Vô Ngại Giải Ðạo),
Apadàna (Thí Dụ Kinh),
Buddhavamsa (Phật Sử) và
Cariyàpitaka (Hạnh tạng).
Theo một phân loại khác, Luật Tạng, Luận Tạng và tất cả kinh chưa được sưu tập vào 4 Bộ Nikàyà chính, lập thành Tiểu Bộ Kinh.
Các vị thọ trì Trường Bộ Kinh không chấp nhận các kinh Khuddakapàtha, Cariyàpitaka và Apadàna, và phân loại các kinh khác vào Luận Tạng.
Các vị thọ trì Trung Bộ Kinh không chấp nhận tập Khuddakapàtha, nhưng chấp nhận các kinh còn lại và phân loại chúng vào Kinh tạng.
Theo truyền thống Miến Ðiện, 4 tập khác được cộng thêm vào, như Milindapanha, Suttasamgaha, Petakopadesa và Nettipakarana.
Kinh Tập này gồm có 5 Chương:
Chương I là Uragavagga – Phẩm Rắn
gồm có 12 kinh;
Chương II, Tiểu Phẩm gồm có 14 kinh.
Chương III, Ðại Phẩm gồm có 12 kinh;
Chương IV Phẩm Tám gồm có 16 kinh;
Chương V, Trên Con Ðường Ðến Bờ Bên Kia,
gồm có 17 kinh tất cả.
Tổng cộng kinh này có 5 Chương và 71 bài kinh.
Ðặc biệt của tập này gồm những kinh có thể được xem là những kinh xưa nhất, cổ nhất, nghĩa là gần với thời đức Phật nhất. Chúng tôi dựa trên một số yếu tố để xác nhận tánh chất thật sự nguyên thủy của Bộ Suttànipàta này, về cả hai mặt Văn cú và Nội dung.
Trước hết, Tập Suttanipàta viết bằng một thể văn Pàli xưa nhất và cổ kính nhất, so sánh với các thể văn chúng ta thường được gặp trong các Bộ
Dìgha Nikàya (Trường Bộ),
Majjhima Nikàya (Trung Bộ),
Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ),
Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ).
Nhiều thể văn gần với văn Vedà (Vệ Ðà) được tìm thấy rất nhiều trong tập này, nhưng không tìm thấy trong các tập khác, như các danh từ và động từ số nhiều: sitàse, upatthitàse, caramàse.
Các hình thức chủ cách số nhiều và sử dụng cách số ít của một số danh từ như: Vinicchayà thế cho vinicchayàni, lakkhanà thế cho lakkhanàni, mantà thế cho mantàya.
Ngoài ra, chúng ta thường gặp các nguyên mẫu Vedà như Vippahàtane, Sampayàtave, unnametave rất ít khi được tìm thấy trong các tập kinh khác.
Nhiều khi chúng ta thấy một số danh từ đặc biệt như chữ datthu thế cho disvà, atisìtvà thế cho atikkamivà, maga thế cho miga, tumo thế cho so v.v… Những danh từ này rất gần với tiếng Vệ đà không tìm thấy ở các bộ kinh khác. Như vậy, chứng tỏ Tập Suttanipàta được viết trong thời kỳ xưa nhất của ngôn ngữ Pàli, chưa được trau chuốt lưu loát, nhiều âm điệu như ngôn ngữ Pàli sau này.
Giá trị cổ kính của ngôn ngữ Pàli trong tập này
đánh giá tánh chất nguyên thủy
của tập Suttanipàta.
Một yếu tố nữa giúp chúng ta biết giá trị cổ kính của tập này là một số kinh của tập này được tìm thấy trong các bộ kinh khác, và chứng tỏ các kinh khác đã sưu tầm một số kinh hiện có trong bộ Suttanipàta. Ví dụ kinh Seta (Sn. 548-573) được tìm thấy trong Majjhima Nikàya M.i. 146; kinh Vàsettha (Sn. 594-656) được tìm thấy cũng trong Majjhima Nikàya M.ii. 196.
Ngoài ra, tập Suttanipàta có ghi chép lại một vài giai đoạn trong đời sống tìm đạo và học đạo của Thái tử, những mẫu chuyện này rất giản dị và mộc mạc, không có xen lẫn thần thông phù phép với những hình ảnh thật đơn sơ và tươi đẹp.
🌺🌺🌺🌺🌺
Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển
Gs. U KO LAY
Yangon, Miến Điện
Phật Lịch: 2546 – Dương Lịch: 2003 – Miến Lịch: 1365
Nguyên tác: “Guide to Tipitaka”
Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu
Chương I: Thế Nào Là Tạng Luật?
a. Bảy Loại Vi Phạm Tội
b. Khi Nào và Lý Do Tại Sao Đức Phật Đặt Ra Giới Luật
c. Chấp Thuận Giáo Đoàn Có Tỳ Khưu Ni
Chương II: Tạng Luật
1. Bất Cộng Trụ
a. Các Tội Bất Cộng Trụ và Những Hình Phạt
b. Mười Ba Tội Tăng Tàn
c.Hai Tội Bất Định
d.Ba Mươi Tội ưng Xả Đối Trị& Những Hình Phạt
2. Ưng Đối Trị
a. Chín Mươi Hai Tội Ưng Đối Trị & Hình Phạt
b. Bốn Tội Ưng Phát Lồ
c. Bảy Mươi Lăm Điều Ưng Học Pháp về Cách Cư Xử Lịch Sự
d. Bảy Cách Dàn Xếp Tranh Tụng
3. Đại Phẩm
4. Tiểu Phẩm
5. Luật Tạng Tập Yếu
Chương III: Thế Nào Là Tạng Kinh?
Chương IV: Tạng Kinh – Trường Bộ Kinh
a. Phẩm Giới
1. Kinh Phạm Võng
2. Kinh Sa Môn Quả
3. Kinh Ambattha
4. Kinh Soṇadanḍa
5. Kinh Kūtadanta
6. Kinh Mahāli
7. Kinh Jāliya
8. Kinh Đại Sư Hống
9. Kinh Poṭṭhapāda
10. Kinh Subha
11. Kinh Kiên Cố
12. Kinh Lohita
13. Kinh Tam Minh
b. Đại Phẩm
1. Kinh Đại Bổn
2. Kinh Đại Duyên
3. Kinh Đại Niết Bàn
4. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
5. Kinh Janavasabha
6. Kinh Đại Điền Tôn
7. Kinh Đại Hội
8. Kinh Thiên Vương Sở Vấn
9. Kinh Đại Niệm Xứ
10. Kinh Pāyāsi
c. Phẩm Pāthika
1. Kinh Pāthika
2. Kinh Udumbarika
3. Kinh Chuyển Thánh Vương
4. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn
5. Kinh Tự Hoan Hỷ
6. Kinh Thanh Tịnh
7. Kinh Tướng
8. Kinh Giáo Thọ Singāla
9. Kinh Āṭānāṭiya
10. Kinh Phúng Tụng
11. Kinh Thập Thượng
Chương V: Trung Bộ Kinh
(a) Năm Mươi Bài Kinh Bản, Tập Số 1 (Mūlapaṇṇāsa Pāḷi)
I. Phẩm Pháp Môn Căn Bản
1. Kinh Pháp Môn Căn Bản
2. Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc
3. Kinh Thừa Tự Pháp
4. Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đãm
5. Kinh Không uế Nhiễm
6. Kinh Ước Nguyện
7. Kinh Ví Dụ Tấm Vải
8. Kinh Đoạn Giảm
9. Kinh Chánh Tri Kiến
10. Kinh Niệm Xứ
II Phẩm Sư Tử Hống
1. Tiểu Kinh Sư Tử Hống
2. Đại Kinh Sư Tử Hống
3. Đại Kinh Khổ Uẩn
4. Tiểu Kinh Khổ Uẩn
5. Tiểu Kinh Tư Lượng
6. Kinh Tâm Hoang Vu
7. Kinh Khu Rừng
8. Kinh Mật Hoàn
9. Kinh Song Tầm
10. Kinh An Trú Tầm
III. Phẩm Ví Dụ
1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa
2. Kinh Ví Dụ Con Rắn
3. Kinh Gò Mối
4. Kinh Trạm Xe
5. Kinh Bẩy Mồi
6. Kinh Thánh Cầu
7. Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi
8. Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi
9. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây
10. Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây
IV. Phẩm Đại Song Đối
1. Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò
2. Đại Kinh Khu Rừng Sừng Bò
3. Đại Kinh Người Chăn Bò
4. Tiểu Kinh Người Chăn Bò
5. Tiểu Kinh Saccaka
6. Đại Kinh Saccaka
7. Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái
8. Đại Kinh Đoạn Tận Ái
9. Đại Kinh Xóm Ngựa
10. Tiểu Kinh Xóm Ngựa
V. Phẩm Tiểu Song Đối
1. Kinh Saleyyaka
2. Kinh Verañjaka
3. Đại Kinh Phương Quảng
4. Tiểu Kinh Phương Quảng
5. Tiểu Kinh Pháp Hành
6. Đại Kinh Pháp Hành
7. Kinh Tư Sát
8. Kinh Kosambiya
9. Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh
10. Kinh Hàng Ma
(b) Năm Mươi Bài Kinh Số 2 (Majhima Paṇṇāsa Pāḷi)
I. Phẩm Gia Chủ
1. Kinh Kandaraka
2. Kinh Bát Thánh
3. Kinh Hữu Học
4. Kinh Potaliya
5. Kinh Jīvaka
6. Kinh Upāli
7. Kinh Hạnh Con Chó
8. Kinh Vương Tử Vô Uý
9. Kinh Nhiều Cảm Thọ
10. Kinh Không Gì Chuyển Hướng
II. Phẩm Tỳ Khưu
1. Kinh Giáo Giới La Hầu La ở Ambalatthika
2. Đại Kinh Giáo Giới La Hầu La
3. Tiểu Kinh Malukya
4. Đại Kinh Malukya
5. Kinh Bhaddali
6. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy
7. Kinh Catuma
8. Kinh Nalakapana
9. Kinh Gulissani
10. Kinh Kitagira
III. Phẩm Du Sĩ
1.Kinh Vaccha Về Tam Minh
2. Kinh Vaccha Về Lửa
3. Đại Kinh Vacchagotta
4. Kinh Trưởng Lão
5. Kinh Magaṇḍiya
6. Kinh Sandaka
7. Kinh Sakuludāyi
8. Kinh Samaṇamuṇḍika
9. Tiểu Kinh Sakuladāyi
10. Kinh Vekhanassa
IV. Phẩm Vương
1. Kinh Gaṭikāra
2. Kinh Raṭṭhapāla
3. Kinh Maghadeva
4. Kinh Madhura
5. Kinh Vương Tử Bồ Đề
6. Kinh Angulimāla
7. Kinh Ái Sanh
8. Kinh Bāhitika
9. Pháp Trang Nghiêm
10. Kinh Kaṇṇakatthala
V. Phẩm Phạm Thiên
1. Kinh Brahmāyu
2. Kinh Sela
3. Kinh Assalayana
4. Kinh Ghot.amukha
5. Kinh Cankī
6. Kinh Esukarī
7. Kinh Dhanañjāni
8. Kinh Vasetha
9. Kinh Subha
10. Kinh Sangārava
(c) Hơn Năm Mươi Bài Kinh, Tập Số 3
I. Phẩm Devadaha
1. Kinh Devadaha
2. Kinh Năm Và Ba
3. Kinh Nghĩ Như Thế Nào
4. Kinh Sama
5. Kinh Thiện Tinh
6. Kinh Bất Động Ích
7. Kinh Gaṇaka Moggallāna
8. Kinh Gopaka Moggallana
9. Đại Kinh Mãn Nguyệt
10. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
II. Phẩm Anupada
1. Kinh Bất Đoạn
2. Kinh Sáu Thanh Tịnh
3. Kinh Chân Nhân
4. Kinh Nên hành Trì, Không Nên Hành Trì
5. Kinh Đa Giới
6. Kinh Isigili
7. Đại Kinh Bốn Mươi
8. Kinh Quán Niệm Hơi Thở
9. Kinh Thân Hành Niệm
10. Kinh Hành Sanh
III. Phẩm Tánh Không
1. Tiểu Kinh Tánh Không
2. Đại Kinh Tánh Không
3. Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Vi Pháp
4. Kinh Bākula
5. Kinh Điều Ngự Địa
6. Kinh Bhūmiya
7. Kinh Anuruddha
8. Kinh Tuỳ Phiền Não
9. Kinh Hiền Ngu
10. Kinh Thiên sứ
IV. Phẩm Phân Biệt
1.Nhất Dạ Hiền Giả
2. Ānanda – Nhất Dạ Hiền Giả
3. Mahā Kaccāna – Nhất Dạ Hiền Giả
4. Lomasakangiya – Nhất Dạ Hiền Giả
5. Tiểu Kinh Nghiệp Biệt
6. Đại Kinh Nghiệp Biệt
7. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ
8. KinhTổng Thuyết &Biệt Thuyết
9. Kinh Vô Tránh Phân Biệt
10 Kinh Giới
11. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật
12. Kinh Phân Biệt Cúng Dường
V. Phẩm Sáu Xứ
1. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc
2. Kinh Giáo Giới Channa
3. Kinh Giáo Giới Puṇṇa
4. Kinh Giáo Giới Nandaka
5. Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula
6. Kinh Sáu Sáu
7. Đại Kinh Sáu Xứ
8. Kinh Nói Cho Dân Chúng Nghe
9. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh
10. Kinh Căn Tu Tập
Chương VI: Tương Ưng Bộ Kinh
a) Thiên Có Kệ
b) Thiên Nhân Duyên
c) Thiên Uẩn
d) Thiên Sáu Xứ
e) Đại Phẩm
Chương VII: Tăng Chi Bộ Kinh
1. Chương Một Pháp
2. Chương Hai Pháp
3. Chương Ba Pháp
4. Chương Bốn Pháp
5. Chương Năm Pháp
6. Chương Sáu Pháp
7. Chương Bảy Pháp
8. Chương Tám Pháp
9. Chương Chín Pháp
10. Chương Mười Pháp
11. Chương Mười Một Pháp
Chương VIII: Tập Hợp Bộ Kinh
1. Tập Hợp Tụng Pháp
2. Pháp Cú
3. Phật Tự Thuyết
4. Phật Thuyết Như Vậy
5. Kinh Tập
6. Thiên Cung Sự
7. Ngạ Quỉ
8. Trưởng Lão Tăng Kệ
9. Trưởng Lão Ni Kệ
10. Sự Tích Tiền Thân Của Đức Phật
11. Niddesa
12. Phân Tích Đạo
13. Apadāna Pāḷi
14. Phật Sử
15. Hạnh Tạng
16. Netti
17. Pekkasadesa
18. Mi Tiên Vấn Đáp
-ooOoo-
Namo Tassa Bhagavato Sammā Sambuddhassa
Cúi đầu Đảnh Lễ Đấng Từ Tôn, Bậc Chánh Biến Tri Đáng Cúng Dường.
Đức Phật là Bậc A La Hán và ngài là Bậc Đáng Tôn Kính Nhất. Tất cả chúng sanh kể cả chư thiên và Phạm Thiên đều tôn kính Đức Phật bởi vì Đức Phật là Bậc Tối Thượng, Ngài đã tận diệt tất cả mọi phiền não, Ngài là Bậc Toàn Giác nhờ tự chứng ngộ Tứ Diệu Đế, và có sáu ân đức hào quang cao cả, đó là, Issariya (Tối Thượng), Dhamma (Trí Tuệ dẫn đến Niết Bàn), Yasa ( Danh tiếng và Đệ Tử), Sirī (Vẻ Uy Nghiêm Cao Thượng), Kāma (Lực Thành Đạt) và Payatta (Tinh Cần Chánh Niệm).
LỜI NÓI ĐẦU
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
Pháp của Đức Phật bao quát một lãnh vực rộng về nhiều chủ đề và được làm thành từ những lời sách tấn, giải thích và pháp lệnh.
Một cách phân loại và hệ thống hoá nào đó đã được sử dụng từ lâu đời giúp ghi nhớ kỹ, bởi vì Giáo Pháp của Đức Phật chỉ được truyền miệng từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Ba tháng sau khi Đức Phật Niết Bàn, Chư vị Đại Đệ Tử Phật tụng lại tất cả Giáo Pháp của Đức Từ Phụ, sau khi sưu tập chúng một cách có hệ thống và xếp loại chúng cẩn thận dưới những tiêu đề khác nhau thành những phần đặc biệt.
Những bài pháp và bài kinh nhằm cho cả tu sĩ lẫn cư sĩ, được Đức Phật giảng vào nhiều cơ hội khác nhau (cùng với một ít bài kinh được các đệ tử xuất sắc của ngài thuyết), được sưu tập và xếp loại thành những phần lớn được biết như Tạng Kinh.
Tạng lớn trong đó gồm những pháp lệnh và những lời sách tấn của Đức Phật về các phẩm hạnh, và thu thúc cả hai hoạt động thân và khẩu của tỳ khưu và tỳ khưu ni, hình thành giới luật cho họ được gọi là Tạng Luật.
Phương diện triết lý của Giáo Pháp Đức Thế Tôn sâu sắc hơn và trừu tượng hơn những bài pháp của Tạng Kinh, được xếp loại dưới tạng lớn gọi là Tạng Thắng Pháp. Thắng Pháp liên quan đến Chân Lý Tuyệt Đối, giải thích Những Chân Lý tuyệt đối và khám phá Tâm và Vật Chất và mối liên quan giữa chúng.
Tất cả những lời Phật dạy hình thành chủ đề và bản chất của Pali Canon, được chia thành ba phần gọi là Piṭaka- nghĩa đen là cái giỏ. Từ đó Tipiṭaka có nghĩa là ba cái giỏ hay ba tạng riêng biệt tàng chứa Giáo Lý của Đức Phật. Ở đây ẩn dụ ‘cái giỏ’ không có ý nghĩa nhiều như chức năng ‘cất chứa’ bất cứ thứ gì được đặt vào trong đó nhưng nó được sử dụng như một vật có thể chấp nhận được trong đó những pháp được trao truyền từ người nầy sang người khác như mang đất từ nơi khai thác bằng một đoàn công nhân làm việc theo dây chuyền.
Chương IX: Về Tạng Thắng Pháp
a) Thắng Pháp – Giáo Lý Cao Siêu của Đức Phật
b) Bảy Cuốn Thắng Pháp
Chương X: Tạng Thắng Pháp
1. Bộ Pháp Tụ
2. Phân Tích Bộ
3. Dhātukāthā Pāḷi
4. Nhân Chế Định.
5. Kathāvatthu Pāḷi
6. Song Đối
7. Paṭṭhāna Pāḷi
Tam Tạng Thánh Điển được chia một cách có hệ thống và truyền từ đời nầy sang đời khác cùng với Chú Giải hình thành bộ sưu tập lớn về những tác phẩm văn học mà chư tu sĩ Phật Giáo phải học, nghiên cứu và ghi nhớ trong việc hoàn thành bổn phận học tập nghiên cứu.
Trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) và Tạng Luật (Vinaya Piṭaka) Đức Phật dùng những danh từ tục đế, chế định, như người, thú, chúng sanh v.v… Trong Tạng Diệu Pháp trái lại, mỗi sự vật đều được phân tách tỉ mỉ, và Ngài dùng những danh từtrừu tượng. Vì để làm tỏ rạng phương pháp luận giải nầy nên gọi là Abhidhamma, Giáo Pháp Cao Siêu, hay Vi Diệu Pháp.
Như vậy, trước tiên, vì thế ưu thắng của giáo lý hay vì pháp nầy dẫn đến giải thoát, và vì phương pháp phân tách luận giải tuyệt hảo, pháp nầy được gọi là Abhidhamma, Vi Diệu Pháp hay Thắng Pháp [1].
3. Abhidhamma Piṭaka, Tạng Diệu Pháp, thường gọi là Tạng Luận, gồm bảy bộ là: Dhammasaṅganī, Vibhaṅga, Dhātukathā, Puggalapaññatti, Kathāvatthu, Yamaka và Paṭṭhāna [2].
A. Dhammasaṅganī, “Phân Loại các Pháp”, bộ Pháp Tụ. [3]
Bộ nầy chia làm bốn chương là:
a. Tâm Vương (Citta), b. Sắc (Rūpa), c. Tóm Lược (Nikkhepa), d. Biện Minh (Atthuddhāra).
Bộ sách nầy giải thích 22 Tika Mātikās (đoạn kệ ba câu đi liền nhau) và 100 Duka Mātikās (đoạn kệ hai câu đi liền nhau) bao gồm phần tinh túy của Tạng Diệu Pháp. Phần lớn của bộ nầy giải thích ba câu đầu tiên — Thiện Pháp (Kusalā Dhamma), Bất Thiện Pháp (Akusalā Dhamma) và Bất Định Pháp (Abyākatā Dhammā) [4].
Kể về lượng, bộ nầy hơn mười bhānavāras (bài), tức là hơn 104,000 chữ [5].
B. Vibhaṅga, “Những Tiết Mục”, bộ Phân Tích.
Bộ nầy chia làm mười tám (18) mục.
Ba mục đầu, quan trọng hơn tất cả, đề cập đến Khandha (Uẩn), Āyatana (Xứ) và Dhātu (Giới, hay các Nguyên Tố cấu thành vật chất, sắc). Các mục khác đề cập đến Sacca (Đế,chân lý), Indriya (Căn, những khả năng kiểm soát), Paccayākāra (Duyên Khởi), Satipaṭṭhāna (nền tảng của Niệm”, hay Niệm Xứ), Sammappadhāna (cố gắng tột bậc, Chánh Cần), Iddhipāda (phương tiện thành tựu, hay Thần Túc), Bojjhañga (những yếu tố của trí tuệ, hay Giác Chi), Jhāna (Thiền), Appamaññā (Vô Lượng), Magga (Đạo), Sikkhāpada (Giới Luật), Paṭisambhidā (Tri Kiến Phân Giải), Ñāṇa (Trí Tuệ), Khuddakavatthu (Đề Mục Phụ Thuộc) và Dhammahadaya (Tinh Chất Chánh Yếu của Chân Lý).
Phần lớn những tiết mục nầy gồm ba phần: giải thích theo Kinh (Suttanta), giải thích theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và giáo lý đại cương (Pañhapucchaka).
Bộ nầy gồm ba mươi lăm bhānavāras (280,000 chữ).
C. Dhātukathā, “Luận Giải về các Đại Nguyên Tố”, bộ Chất Ngữ, hay Giới Thuyết.
Sách nầy luận: các pháp nầy có nằm hay không nằm trong, liên hợp hay tách rời ra không liên hợp, với các Uẩn (Khandha), các Xứ (Āyatana) và các Giới, hay Đại Nguyên Tốcấu thành sắc (Dhātu).
Bộ nầy gồm mười bốn chương, nhiều hơn sáu bhānavāras (48,000 chữ).
D. Puggalapaññatti, “Chỉ Danh Những Cá Tánh”, bộ Nhân Chế Định, hay Nhân Thi Thiết.
Về phương pháp trình bày, sách nầy giống như bộ Tăng Nhứt A Hàm (Anguttara Nikāya) của Tạng Kinh. Thay vì đề cập đến các Pháp khác nhau, sách nầy đề cập đến những loại có cá tánh khác nhau. Có mười chương. Chương đầu đề cập đến những cá tánh đơn độc. Chương nhì các nhóm có hai cá tánh. Chương ba, các nhóm có ba cá tánh v.v…
Kể về lượng, sách nầy hơn năm bhānavāras (40,000 chữ)
E. Kathāvatthu, “Những Điểm Tranh Luận”, bộ Ngữ Tông, hay Biện Giải.
Tác giả của bộ sách nầy được nói là Đại Đức Moggalliputta Tissa Thera, được nổi tiếng thời Vua Dhammāsoka (A Dục). Chính Ngài chủ tọa cuộc Kết Tập Tam Tạng lần thứ ba tại Pāṭaliputta (Patna) vào thế kỷ thứ III trước Dương Lịch. Tại hội nghị nầy bộ sách của Ngài Moggalliputta được xếp vào Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma Piṭaka).
Bản Chú Giải của tập Atthasālinī ghi nhận rằng bộ nầy gồm một ngàn (1,000) bài Kinh (Suttas): năm trăm (500) là chánh thống, còn năm trăm không hợp với quy tắc chánh truyền. Về lượng, bộ nầy lối cỡ bộ Dīgha Nikāya, Trường A Hàm.
Sách đề cập đến 216 điểm tranh luận, và chia làm 23 chương.
F. Yamaka, “Sách Gồm Những Câu Được Sắp Xếp Từng Cặp”, bộ Song Đối, hay Song Luận.
Gọi như vậy vì theo phương pháp luận giải của sách nầy, suốt từ đầu đến cuối, luôn luôn có hai câu đi đôi. Một câu hỏi và một câu đối lại, (mệnh đề hoán vị). Thí dụ cặp đầu của chương đầu đề cập đến “Căn”, hay cội rễ, nguồn gốc, lập luận như sau: “Có phải tất cả các thiện pháp đều là thiện cănkhông? Và có phải tất cả các thiện căn đều là thiện phápkhông?”
Bộ nầy chia làm mười chương là: Mūla (Căn, hay cội rễ), Khandha (Uẩn), Āyatana (Xứ, hay thành phần có liên hệ đến giác quan, lục căn), Dhātu (Giới, hay nguyên tố cấu thành vật chất, sắc), Sacca (Đế, hay chân lý), Saṅkhāra (vật cấu tạo, hay pháp Hữu Vi), Anusaya (Tiềm Thùy, tâm tánh tiềm ẩnngủ ngầm trong luồng nghiệp của chúng sanh), Citta (Tâm Vương), Dhamma (Pháp), và Indriya (khả năng kiểm soát, cũng gọi là Căn hay Quyền).
Sách gồm 120 bhānavāras (960,000 chữ)
G. Paṭṭhāna, “Sách Luận về Tương Quan Duyên Hệ”, bộ Đại Xứ, hay Nhân Duyên Thuyết.
Đây là quyển sách quan trọng nhất mà cũng to lớn nhất của Tạng Diệu Pháp. Người nhẫn nại đọc sách nầy chỉ có thể khâm phục trí năng cao thâm và tuệ minh sát sâu sắc của Đức Phật. Chắc chắn rằng muốn làm nên được một bản khái luận vừa thâm sâu vừa rộng rãi như vậy tức nhiên phải là bậc trí thức kỳ tài xuất chúng.
Danh từ Paṭṭhāna gồm tiếp đầu ngữ “pa”, có nghĩa là khác nhau, và “ṭhāna”, mối tương quan, hay duyên (paccaya). Gọi như vậy vì pháp nầy đề cập đến 24 phương thức tương quan duyên hệ [6], những đoạn ba câu (tika), và những đoạn hai câu (duka), đã nói đến trong bộ Dhammasaṅganī. Đây là phần tinh hoa của Tạng Diệu Pháp.
Ta có thể đoán được tầm quan trọng của bản khái luận nầy — cũng được gọi là “Mahā Pakaraṇa”, quyển sách lớn, hay Đại Tạng — xuyên qua những lời chú giải của tập Atthasālinī như sau: “Và trong khi Ngài suy niệm về những tiết mục của bộ Dhammasaṅganī thân Ngài không có tỏa hào quang. Cùng thế ấy, khi Ngài suy niệm về năm bộ kia (thân Ngài không tỏa hào quang). Nhưng đến quyển Đại Tạng, Mahā Pakaraṇa, khi Ngài bắt đầu suy niệm đến 24 liên hệ tương quan phổ thông của duyên [7], sự trình bày v.v… đức tánh Toàn Tri của Ngài chắc chắn đã tìm được cơ hội trong đó [8]. (Vì lẽ ấy hào quang phát tủa ra từ thân Ngài).
Nguồn: fb Đặng Ngọc Ân